Giống như việc thành lập công ty hay đổ tiền vào thị trường bất
động sản, chi phí xây nhà cũng được xem là một khoảng đầu tư không thể đem lại
lợi nhuận nhưng lợi ích là vĩnh viễn. Bài toán này tưởng chừng như đơn giản
nhưng không hề dễ giải quyết. Bởi thiếu khả năng kiểm soát chi phí xây nhà đồng
nghĩa với tự dồn mình vào những tình huống khó khăn… Vậy làm sao để quản lý hiệu
quả?
1. Dự trù bảng kinh phí
Xây dựng nhà không phải là việc hoàn thành trong vài ngày mà
thường kéo dài đến hàng tháng trời, đặc biệt là những căn biệt thự diện tích lớn.
Sẽ có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, nhưng có 2 khoản chính
mà bạn cần phải dự trù trước:
Chi phí phần thô: thực sự rất khó để những người có thu nhập
trung bình tích trữ đủ chi phí xây nhà, chính vì vậy nhiều người đã lựa chọn
phương án hoàn thiện dần. Trong tình trạng ngày nay mọi giá cả đều leo thang
thì đây là một giải pháp đúng đắn. Tuy nhiên, không phải cứ có một ít tiền là
có thể bắt đầu xây nhà, chí ít nó cũng phải đủ cho phần thô và khung xương nhà.
Vì chẳng hay chút nào, nếu một công trình nhà ở bị phơi nắng phơi mưa ngày này
qua tháng khác.
Chi phí hoàn thiện trang trí nội thất: sau khi tính xong chi
phí xây nhà mà vẫn còn dư khá tiền thì chủ nhà nên lập kế hoạch cho phần nội thất.
Xem xét bản thiết kế để lựa chọn vật dụng phù hợp. Nếu kinh phí chi đủ cho phần
khung căn nhà hoặc trang trí khiến cho các mục đích chi khác không thể thực hiện
thì chưa cần bận tâm đến.
2. Lựa chọn nhà thiết kế, thầu xây dựng
Chi phí xây nhà có thể quản lý hiệu quả không phụ thuộc rất
nhiều vào việc chọn nhà thầu hoặc nhà thiết kế. Hãy thảo luận chi tiết với nhà
thầu hay thiết kế để có thể hạn chế mất thời gian và chi phí.
Đối với bên thi công, bạn nên tìm đến các công ty uy tín. Tốt
nhất là những nơi bạn bè, người thân làm việc mà bạn biết rõ. Cân nhắc trước những
mức chào giá thấp bới chất lượng có thể không đảm bảo và chi phí phát sinh sau
xây dựng. Không quên tính chi phí xây nhà và thương lượng giá với họ dựa trên bản
thiết kế có sẵn.
3. Giám sát
Đây là cách tối ưu giảm thiểu mọi chi phí phát sinh, không chỉ
giúp đảm bảo chất lượng công trình mà còn hạn chế tối đa thất thoát và lãng phí
nguyên vật liệu. Chủ nhà có thể tự quản lý, theo dõi nguyên vật liệu của công
trình là cách tốt nhất nhưng thường thì điều này khó mà thực hiện được. Hãy nhờ
những bên giám sát có uy tín, am hiểu kỹ thuật xây dựng và những vấn đề liên
quan.
4. Phương án tài chính bổ sung
Mặc dù, đã tính toán chi phí xây nhà chi tiết nhưng đôi khi
thị trường có nhiều biến động khiến tất cả không kịp xoay sở. Người thân, bạn
bè là những lựa chọn tốt để hỗ trợ bạn về tài chính. Bên cạnh đó, những hình thức
vay ngân hàng hiện nay cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bạn hoàn thành căn nhà
của mình.
Việc tính chi phí xây nhà cũng không phải là quá khó khăn
nhưng nếu bỏ qua thì bạn phải nhận lấy một kết quả không mấy ngọt ngào. Bất kì
một sự cẩu thả nào cũng sẽ ảnh hưởng đến ngôi nhà tương lại của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét